Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Các giai đoạn phát triển của du lịch Việt Nam

Quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam có thể được phân chia thành các giai đoạn sau:
Các giai đoạn phát triển của du lịch Việt Nam

- Giai đoạn từ 1960 đến 1975

Trong giai đoạn này, ngành du lịch nước ta nhìn chung còn rất nhỏ, lượng khách quốc tế đến miền Bắc Việt Nam chỉ có 6.130 lượt nãm 1960. Đến năm 1975 cũng chỉ đạt 36.910 lượt (Bảng 1.3). khách quốc tế đến Việt Nam lúc đó hầu hết là các đoàn ngoại giao, các đoàn chuyên gia đến từ các nước thuộc khối thuộc khối XHCN (Liên Xô cũ, Bungari, Hungari, Rumani, Tiệp Khắc, Ba Lan ... và các nước Cu Ba, Trung Quốc). Du lịch nội địa chỉ phục vụ nhu cầu nghỉ mát và điều dưỡng của cán bộ lão thành, đoàn viên công đoàn được hưởng phúc lợi đi điều dưỡng - một tiêu chuẩn đặc biệt của chế độ kế hoạch hóa bao cấp từ trên xuống.

Trong giai đoạn này, một số công ty du lịch, công ty vật tư, xí nghiệp xe, v.v... đã được thành lập để phục vụ các đoàn khách ngoại giao, chuyên gia sang giúp đỡ Việt Nam và khách du lịch nội địa. Hoạt động du lịch trong giai đoạn này mang tính chất phục vụ là chủ yếu, hầu như chưa tính đến hiệu quả kinh tế.

Bảng 2.3: Khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1960-1975
ĐVT: Lượt khách
Thời gian         Khách quốc tế             Thời gian         Khách quốc tê'
1960                6.130                           1970                18.600
1961                7.630                           1971                12.080
1962                8.070                           1972                15.860
1963                8.790                           1973                19.320
1964                10.780                         1974                26.820
1965                11.850                         1975                36.910

Nguồn: Bộ Nội vụ (1979)
Biểu đồ 2.1: Khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1960-1975

-           Giai đoạn từ 1976 đến 1985

Sau 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Công ty Du lịch Việt Nam được giao nhiệm vụ tiếp quản các khách sạn lớn ở các tỉnh, thành phố và đặc khu ở miền Nam. Lúc đó, cả nước có hơn 30 Công ty du lịch với hàng trăm khách sạn, nhà hàng, hàng ngàn phương tiện, hàng vạn cán bộ công nhân viên. Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng được mở rộng về qui mồ và ngành nghề. Tuy nhiên, do các rào cản về chính sách, sự yếu kém về hạ tầng, và sự kém phát triển về kinh tế, số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng rất chậm. Trong vòng 10 năm, lượng khách quốc tế chỉ tăng 1,4 lần (từ 36.910 khách năm 1975 đến 50.830 khách năm 1985). Khách du lịch nội địa chủ yếu là khách du lịch công vụ và đoàn viên công đoàn được tiêu chuẩn đi nghỉ dưỡng.

-           Giai đoạn 1986 đến 1990

Trong giai đoạn này, một sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã quyết định thực hiện đường lối đổi mói, đánh dấu sự khởi đầu cho một giai đoạn mới của đất nước. Với chính sách mở cửa: Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trên thế giới, du lịch Việt Nam đã thực sự có điều kiện để chuyển sang giai đoạn phát triển nhanh. Tuy nhiên, phải đến 4 năm sau, tức là đến năm 1990, dưới tác động của các chính sách mới, đặc biệt là luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bước đầu có hiệu lực và nhờ sự đơn giản về thủ tục xuất nhập cảnh, sự phát triển hệ thống hạ tầng (các sân bay, cảng biển, mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện nước...) và sự phát triển nhanh về kinh tế, sự ổn định về chính trị....du lịch Việt Nam có bước phát triển nhảy vọt. Năm 1990, Việt Nam đã đón hơn 250.000 lượt khách quốc tế (gấp 4,92 lần so với năm 1985) và hơn 1.000.000 lượt khách nội địa (gấp 4 lần so với năm 1985).

Bảng 2.4: Khách du lịch quốc tế và nội địa giai đoạn 1985 - 1990
Năm    Khách quốc tế                                                             Khách nội địa
            SỐ lượt khách    Tốc độ tăng trưỏng (%)        SỐ lượt khách   Tốc độ tăng trưồng (%)
1985    50.830 -                                                           250.000                       1
1986    54.353                         06,9                             280.000                       12,0
1987    73.283                         34,8                             400.000                       42,9
1988    110.390                       50,6                             480.000                       20,0
1989    187.573                       69,9                             540.000                       12,5
1990    250.000                       33,1                             1.000.000                    85,2

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Biểu đồ 2.2: Số lượt khách du lịch quốc tế và nội địa giai đoạn 1985-1990

- Giai đoạn từ 1991 đến nay

Du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển với tốc độ cao cả về du lịch quốc tế và nội địa, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến 1995. Tốc độ tăng bình quân hàng năm về khách quốc tế đạt hon 46%, khách nội địa đạt gần 39 %. Khoảng cách về số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam so với các nước trong khu vực ASEAN được thu hẹp.

Từ năm 1996, tốc độ tăng trưởng của du lịch Việt Nam không cao nhu các năm trước, nằm ở mức phát triển bình thường. Năm 1997, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đạt 6,7%. Năm 1998, số khách quốc tế đến Việt Nam giảm 11,4% do khủng hoảng tài chính trong khu vực. Sau đó, du lịch Việt Nam phục hồi nhanh và tiếp tục phát triển. Đến năm 2003, số khách quốc tế đến Việt Nam lại giảm 7,6% do tác động của bệnh dịch SARS và chiến tranh tại I-rắc. Đến năm 2004 và 2005, du lịch Việt Nam lại tiếp tục tăng trưởng vói tốc tăng khách quốc tế năm 2004 đạt 20,6% và khách nội địa đạt 11,5% so với nãm 2003. (Bảng 2.5)

Bảng 2.5: Khách quốc tế và nội địa giai đoạn 1991-2004
ĐVT: Lượt khách
Năm    Khách quốc tế                                                 Khách nội địa
            Lượt khách     Tốc độ tăng trưỏng (%)           Lượt khách     Tốc độ tăng trưởng (%)
1991    300.000           -                                               1.500.000
1992    440.000           46,7                                         2.000.000        33,3
1993    669.862           52,2                                         2.700.000        35,0
1994    1.018.244        52,0                                         3.500.000        29,6
1995    1.351.296        32,7                                         5.500.000        57,1
1996    1.607.155        18,9                                         6.500.000        18,2
1997    1.715.637        06,7                                         8.500.000        30,8
1998    1.520.128        -11,4                                        9.600.000        12,9
1999    1.781.754        17,2                                         10.600.000      10,4
2000    2.140.000        20,1                                         11.200.000      05,7
2001    2.330.050        08,9                                         12.100.000      08,0
2002    2.627.988        12,8                                         13.000.000      07,4
2003    2.428.735        92,4                                         13.000.000      00,0
2004    2.927.876        20,6                                         14.500.000      11,5
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2014 Du lịch Phú Quốc 2020